5/5 - (1 bình chọn)

Có lẽ hiện nay chỉ có quốc gia Hà Lan là nước phải đóng cửa nhiều nhà tù nhất vì mức độ tội phạm hầu như đã không còn. Ngoài ra trên thế giới này vẫn còn tồn tại rất nhiều loại tội phạm khác nhau. Để hiểu được tội phạm là gì và những loại tội phạm khác nhau.

Tội phạm là gì?

Tội phạm là một hành vi phạm tội đáng lên án và trừng phạt của cộng đồng, thường là bằng cách phạt tiền hoặc phạt tù. Có nhiều loại tội phạm khác nhau tại mỗi quốc gia, mọi loại tội phạm đều sẽ bị coi là phạm pháp và phải chịu mọi hình phạt.

tội phạm là gì

Tội phạm là hành vi trái pháp luật bị nhà nước hoặc cơ quan khác trừng phạt. Thuật ngữ “tội phạm” không trong luật hình sự hiện đại cũng không có bất kỳ định nghĩa đơn giản và được chấp nhận phổ biến, mặc dù các định nghĩa theo luật định đã được cung cấp cho các mục đích nhất định. Quan điểm phổ biến nhất là tội phạm là một phạm trù được tạo ra bởi pháp luật.

Ví dụ về tội phạm

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn X đã giết người, dù là cố ý hay là vô tình thì đều được xếp vào loại tội phạm hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

Ví dụ 2: Bà Trần Thị X đã cướp giật của Ông A và bị bắt, như vậy bà X cũng sẽ bị xếp vào loại tội phạm nghiêm trọng. Như vậy là bà X có thể bị phạt  hành chính hoặc bị phạt tù theo thời gian của hành động.

Ví dụ 3: Gia đình A đã trồng cây lên mảnh đất của gia đình B sẽ bị quy vào loại tội phạm ít nghiêm trọng theo bộ luật hình sự Việt Nam.

Xung quanh cuộc sống của chúng ta đều có rất nhiều loại tội phạm khác nhau, những tội phạm thường xuyên gặp như cướp của, trộm cắp, đánh nhau… những tội phạm ít gặp hơn như hiếp dâm, giết người… và những loại tội phạm hiếm gặp như buôn bán phụ nữ, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy… Tùy thuộc vào từng loại tội phạm sẽ có những loại hình phạt khác nhau. Có thể cùng là một loại tội phạm nhưng hình phạt cũng khác nhau, ví dụ như cùng giết người nhưng có người bị phạt nặng hơn vì còn xét vào động cơ giết người, hành vi của người đó là vô tình hay cố ý, hành vi có kiểm soát hay không kiểm soát…

Các loại tội phạm trong bộ luật hình sự Việt Nam

Theo bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định bốn loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8, bao gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng

Đây là một loại tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội. Nếu bạn vẫn chưa hiểu tội phạm ít nghiêm trọng là gì có thể hình dung như tội đất trồng rừng, thu hồi rừng, tội giao rừng, đất trồng rừng trái pháp luật tại Điểm a, khoản 1 Điều 176 BLHS, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại khoản 1 và khoản 2 Điều 171 BLHS… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến ba năm tù.

Tội phạm nghiêm trọng

tội phạm buôn bán phụ nữ

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội như tội mua bán phụ nữ tại khoản 1 Điều 119 BLHS, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại khoản 1 Điều 134 BLHS, tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em tại khoản 2 Điều 228… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 7 năm tù.

Tội phạm rất nghiêm trọng

tội phạm buôn bán ma túy

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội như tội vô ý làm chết người tại khoản 2 Điều 98 BLHS, tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 2 Điều 111 BLHS, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định tại khoản 2 Điều 194 BLHS… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến mười lăm năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội như tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS, tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS, tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 118 BLHS… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tất cả công dân Việt Nam đều sẽ phải tuân theo bộ luật hình sự và nhiều bộ luật khác nhằm đảm bảo an toàn trật tự của xã hội. Như vậy thì đất nước mới phồn vinh, toàn dân cùng phát triển.