5/5 - (1 bình chọn)

Là một công dân bạn cần phải nắm được những điều cơ bản trong luật tổ chức chính quyền địa phương, điều này không chỉ giúp bạn thuận tiện hơn trong công việc, cuộc sống mà còn tránh gặp phải những phiền toái vì vi phạm luật. Hãy tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn một số điều cơ bản cần nắm được trong chương I Những quy định chung của luật tổ chức chính quyền địa phương.

Tại chương I Những Quy định chung của luật tổ chức chính quyền địa phương có tất cả 15 điều, những trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ liệt kê ra những điều cơ bản, cốt lõi nhất mà mỗi công dân cần phải nắm được, nắm rõ. Các bạn nhớ đọc kỹ, ghi nhớ nhé.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật tổ chức chính quyền địa phương có phạm vi điều chỉnh là đưa ra quy định về đơn vị hành chính và tổ chức; hoạt động của Chính quyền địa phương ở các Đơn vị hành chính.

Điều 2. Đơn vị hành chính

Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương có quy định rõ, Các đơn vị Hành chính của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bao gồm có:

  • Tỉnh – thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là cấp Tỉnh)
  • Huyện – quận – thị xã – thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc vào thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là cấp Huyện)
  • Xã – phường – thị trấn (được gọi chung là cấp xã)
  • Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính

Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương có quy định rõ về cách phân loại đơn vị hành chính gồm có như sau:

– Tiến hành phân loại đơn vị Hành chính, chính là cơ sở để có thể hoạch định được chính sách phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng được tổ chức bộ máy – chế độ – chính sách đối với cán bộ – công chức của chính quyền địa phương để phù hợp cho từng loại đơn vị hành chính.

– Phân loại đơn vị hành chính sẽ phải dựa trên những tiêu chí về quy mô dân số; diện tích tự nhiên; số đơn vị hành chính trực thuộc; trình độ phát triển kinh tế – xã hội; các yếu tố đặc thù ở từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn – đô thị – hải đảo.

– Việc phân loại đơn vị hành chính như sau:

  •        TP. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh ở loại đặc biệt, những đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại thì được phân theo ba loại: loại 1 – loại 2 – loại 3.
  •        Đơn vị hành chính ở cấp huyện sẽ được phân thành ba loại: loại 1 – loại 2 – loại 3
  •        Đơn vị hành chính cấp xã cùng được phân chia thành ba loại: loại 1 – loại 2 – loại 3.

– Căn cứ vào những quy định trong khoản 2 và khoảng 3 của điều Điều này, Chính phủ sẽ trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về những tiêu chuẩn của các tiêu chí – thẩm quyền – thủ tục phân loại của đơn vị hành chính.

Điều 4. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính

  • Ở cấp chính quyền địa phương sẽ gồm có: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân sẽ được tổ chức trong những đơn vị Hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định trong Điều 2 của Luật này.
  • Chính quyền địa phương ở nông thôn sẽ gồm có: Chính quyền địa phương ở tỉnh – huyện – xã.
  • Chính quyền địa phương ở đô thị sẽ gốm có: Chính quyền địa phương thành phố trực thuộc Trung ương; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường; thị trấn.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

  • Phải tuân thủ theo đúng Hiến pháp và pháp luật; quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung Dân chủ.
  • Hiện đại – minh bạch – phục vụ Nhân dân; chịu sự giám sát của Nhân dân
  • Hội Đồng nhân dân làm việc theo đúng chế độ Hội nghị và Quyết định theo đa số

UBND hoạt động theo Chế độ tập thể UBND kết hợp với cả trách nhiệm từ Chủ tịch UBND.

Kết luận

Đây là 5 điều đầu tiên và cũng là cơ bản nhất mà mỗi một công dân cần phải nắm được trong luật tổ chức chính quyền địa phương, việc này giúp cho các bạn sẽ biết rõ cách phân chia và quy định về trách nhiệm ở mỗi đơn vị sẽ như thế nào. Như đã nói, trong Chương 1 của luật tổ chức chính quyền địa phương có tất cả 15 điều vậy nên các bạn cũng phải dành thời gian đọc, tìm hiểu kỹ hơn những điều khác, các chương khác trong luật nhé.

phapluatvn.vn