5/5 - (1 bình chọn)

Tất cả mọi quốc gia đều phải có luật nghĩa vụ quân sự bởi vì nghĩa vụ quân sự là sự phục vụ của một cá nhân hoặc một nhóm trong quân đội hoặc dân quân khác dưới hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.

Luật nghĩa vụ quân sự quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Tuổi nghĩa vụ và nghĩa vụ quân sự: 18 từ 25 tuổi đối với nam nghĩa vụ quân sự bắt buộc và tự nguyện; nữ có thể tình nguyện cho nghĩa vụ quân sự tích cực; sự bắt buộc thường diễn ra hai lần mỗi năm và nghĩa vụ phục vụ là 18 tháng (Lục quân, Phòng không), 2 năm (Hải quân và Không quân); 18 đến 45 tuổi (nam) hoặc 18 đến 40 tuổi (nữ) cho lực lượng Dân quân hoặc Lực lượng Tự vệ; nam giới có thể đăng ký vào trường quân sự ở tuổi 17 (2013)

Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng 04 điều kiện sau:

  • Có lý lịch rõ ràng;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ;
  • Có trình độ văn hóa phù hợp.

Trong đó, tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ văn hóa được quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 28/11/2018) như sau:

Về tiêu chuẩn sức khỏe: Phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ;

Về trình độ văn hóa: Chỉ gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên. Riêng những địa phương khó đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn công dân trình độ lớp 7.

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự

đối tượng nhập ngũ

Trong chương II của luật nghĩa vụ quân sự, trong điều 12 có ghi rõ đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự phải là:

  • Công dân nam đủ mười bảy tuổi trở lên.
  • Công dân nữ đủ mười tám tuổi trở lên, có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

Theo điều 44 được quy định trong mục 3 về – tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ có quy định các trường hợp sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ như sau:

  • Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
  • Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người thân trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
  • Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong đang làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương xác nhận.
  • Đang học tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Những trường hợp miễn gọi nhập ngũ như sau:

  • Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Một người anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
  • Một con trai của thương binh hạng hai.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong đã làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ hai bốn tháng trở lên.
  • Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
  • Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất mười hai tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực.
  • Công dân đã và đang phục vụ trong Công an nhân dân.

Hiện nay, các nhà lập pháp Việt Nam muốn không có ngoại lệ cho nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Các nhà lập pháp Việt Nam đã lập luận rằng một dự thảo luật không được miễn trừ cho bất kỳ ai khi tham gia nghĩa vụ quân sự để đảm bảo tính công bằng. Trong bài viết này chỉ có một vài quy định, ngoài ra vẫn còn tồn tại rất nhiều nguyên tắc trong bộ luật cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.

phapluatvn.vn