5/5 - (1 bình chọn)

Luật đất đai tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó quyết định: sự khác biệt giữa tài sản và đất đai là gì. Trong luật đất đai xác định rõ ai là người có quyền tiếp cận đất, ai là người có quyền thuê đất…. Để hiểu rõ hơn về luật đất đai hãy cùng chúng tôi khai thác chi tiết hơn.

1. Hiểu Luật đất đai là gì?

Luật đất đai là hình thức pháp luật về quyền để sử dụng đất. Khi đã được áp dụng cho dù không có mặt của nhà nước để thực thi thì thì luật đất đai vẫn được áp dụng. Trong luật đất đai có những thỏa thuận về sử dụng đất bao gồm thuê nhà, mua đất…

luật đất đai

Luật Đất đai 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. Đến nay, đây vẫn là luật gốc điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai.

Luật đất đai tập trung vào việc sử dụng và cung cấp đất đai. Dường như để tạo điều kiện cho chủ sở hữu đất có thể sử dụng nó hoặc kiểm duyệt cách người khác làm như vậy; mối quan hệ này có thể phát triển thành “lợi ích” của người sở hữu đất theo đúng luật đất đai.

Luật đất đai tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó quyết định: sự khác biệt giữa tài sản và đất đai là gì. Trong luật đất đai xác định rõ ai là người có quyền tiếp cận đất, ai là người có quyền thuê đất, những gì được phép làm trên đất của mình….

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đây là điểm quan trọng nhất trong luật đất đai kể từ khi luật chính thức có hiệu lực thi hành. Theo Điều 100, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được cấp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và có một trong 07 loại giấy tờ như:

– Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp

– Các loại giấy tờ khác xác lập trước ngày 15/10/1993.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mọi người dân đều phải hiểu về trình tự cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất tránh trường hợp kiện cáo linh tinh, gây ảnh hưởng đến nhân viên, chính quyền.

Hiện nay, thủ tục cấp Sổ đỏ được thực hiện theo Điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Theo nghị định đó đó tất cả người dân đều phải chuẩn bị:

– 01 bộ hồ sơ gồm Đơn đăng ký; một trong các loại giấy tờ nêu trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất; Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính…

– Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc UBND cấp huyện;

– Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận;

– Đến nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo giấy hẹn.

Lưu ý: Với những làng/ thôn sống ở khu vực vùng núi hẻo lánh quá trình này có thể được nhân viên thuộc UBND cấp xã hoặc cấp huyện đến tận nhà hỗ trợ hoàn thành thủ tục.

Những trường hợp không được cấp sổ đỏ

Đa số là công dân Việt Nam đều được cung cấp sổ đỏ theo luật sử dụng đất đai, duy chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được quy định cụ thể tại 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong đó phải kể đến những trường hợp sau:

– Những người đi thuê đất của người sử dụng đất, thuê đất của chủ đầu tư từ những khu chế xuất hay khu công nghiệp

– Những người sử dụng đất có đủ điều kiện để cấp sổ đỏ nhưng lại trong quyết định thu hồi của nhà nước

– Những khu vực đất đai thuộc trong công trình của nhà nước như công trình giao thông, công trình thủy điện, công trình dẫn nước… đều không được cấp sổ đỏ, nhưng có thể được bồi thường từ phía nhà nước.

3. Thời hạn sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

Theo luật đất đai trong thời hạn sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân bao gồm sử dụng đất ổn định lâu dài và sử dụng đất có thời hạn.

Đất sử dụng lâu dài ổn định được áp dụng với: Đất ở cho hộ gia đình sử dụng, đất ở cho cá nhân sử dụng, đất nông nghiệp, lâm nghiệp cộng đồng sử dụng, đất thương mại, đất dịch vụ do cá nhân sử dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước.

Đất sử dụng có thời hạn áp dụng với đất nông nghiệp do hộ gia đình cho thuê, đất nông nghiệp do cá nhân cho thuê (thời hạn tối đa là 50 năm). Đất nông nghiệp đã được giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng sản xuất (thời hạn 50 năm), đất thực hiện dự án đầu tư giao cho các tổ chức (thời hạn không quá 50 năm), với dự án đầu tư lớn có thu hồi vốn (thời hạn không quá 70 năm). Đất cho thuê để làm trụ ở làm việc cho các tổ chức nước ngoài và có chức năng ngoại giao (thời hạn không quá 99 năm)…

4. Những trường hợp bị thu hồi đất

trường hợp nào bị thu hồi đất

Theo luật đất đai được quy định tại chương 6 – ngoài các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng… thì Nhà nước còn thu hồi đất trong các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Cụ thể theo Điều 64 các trường hợp này bao gồm:

– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm;

– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm…

5. Đền bù mặt bằng khi bị thu hồi đất

Theo luật đất đai điều 75 các hộ gia đình, cá nhân được đền bù khi Nhà Nước thu hồi đất đã có giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.

Mức đền bù mặt bằng khi sử dụng đất sẽ có giá khác nhau phụ thuộc vào địa điểm, loại đất và giá cả thị trường ở thời điểm hiện tại.

Trong luật đất đai có rất nhiều quy định để đảm bảo quyền sử dụng đất được diễn ra theo đúng luật pháp nước ta. Trên đây chỉ là một số điểm trong luật đất đai được nhiều người quan tâm nhất.