5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đang có ý định thành lập một công ty hợp danh, nhưng bạn lại không hiểu và chưa biết nhiều về thể loại công ty này. Hãy tham khảo nội dung trong bài viết, với thông tin cơ bản về công ty hợp danh từ A đến Z, đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều cho ý định của bạn.

Khái niệm về công ty hợp danh

công ty hợp danh

Công ty hợp doanh là một doanh nghiệp, trong đấy cần đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:

Thứ nhất, công ty cần có ít nhất từ hai thành viên cùng là chủ sở hữu chung công ty, cùng nhau hoạt động kinh doanh dưới cái một cái tên chung (được gọi là thành viên hợp danh), ngoài những thành viên hợp doanh thì cũng có thể sẽ thêm thành viên góp vốn.

Thứ hai, thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân và chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình liên quan đến các nghĩa vụ trong công ty.

Thứ ba, thành viên góp vốn, chỉ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ trong công ty với phạm vi về số vốn mà mình đã góp vào.

Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh: Sẽ được tính kể từ ngày công ty được cơ quan cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh

Phát hành chứng khoán: Đối với công ty hợp danh sẽ không được phép thực hiện phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào.

Qua khái niệm này, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản bản chất của công ty hợp danh chính là công ty trách nhiệm vô hạn. Do đó, việc tiến hành huy động vốn từ thị trường qua hình thức phát hành chứng khoán sẽ bị pháp luận hạn chế.

Đặc điểm công ty hợp danh

Để hiểu về công ty hợp danh, thì các bạn cần biết rõ về đặc điểm của nó. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản, các bạn cần nắm được.

đặc điểm công ty hợp danh

Thành viên hợp danh – trách nhiệm của thành viên hợp danh

  • Đã là thành viên hợp danh trong công ty, thì không được là chủ của doanh nghiệp tư nhân, cũng không được là thành viên hợp danh trong một công ty khác nếu như không nhận được sự đồng ý từ tất cả mọi thành viên hợp danh của công ty.
  • Các thành viên hợp danh trong công ty, đều là đồng sở hữu của công ty. Trong vấn đề điều hành công ty và quản lý, họ có quyền quyết định là ngang nhau mà không có sự tính toán về phần vốn đã đóng góp là nhiều hay ít trong công ty.
  • Nếu như số tài sản của công ty mà không đủ để trả nợ, thì thành viên hợp danh sẽ có sự liên đới về trách nhiệm trong quá trình thanh toán nghĩa vụ về tài chính cho công ty.

Thành viên góp vốn – trách nhiệm của thành viên góp vốn

  • Đối với thành viên góp vốn, thì sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm liên quan đến những khoản nợ của công ty đúng với phạm vi của số vốn mà mình đã góp vào. Việc công ty hợp danh huy động thêm thành viên góp vốn, sẽ giúp cho công ty có thể tháo gỡ được những khó khăn về mặt tài chính mà mình gặp phải.
  • Các thành viên góp vốn, họ có quyền được tham gia những cuộc họp, được thảo luận cũng như đưa ra biểu quyết ở phiên họp hội đồng thành viên. Tuy nhiên, việc ảnh hưởng đến các nội dung trong cuộc họp thì lá phiếu của họ sẽ không có giá trị.

Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

  • Kể từ ngày được đăng Ký doanh nghiệp, là công ty hợp danh đã có tư cách pháp nhân
  • Trong công ty có sự tách bạch và rõ ràng về tài sản công ty, tài sản của những thành viên hợp danh

Huy động vốn

  • Đối với công ty hợp danh sẽ không được phép thực hiện việc phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào.
  • Để tiến hành huy động vốn sẽ bằng những hình thức: tăng vốn góp của các thành viên, tiếp nhận vốn từ những thành viên mới, vay vốn,…

Chuyển nhượng phần vốn góp

  • Với những thành viên hợp danh, họ chỉ được quyền chuyển nhượng 1 phần hoặc là toàn bộ phần vốn của mình đã góp vào công ty, nếu như được mọi thành viên hợp danh trong công ty đồng ý.
  • Trong trường hợp thành viên hợp danh chết, thì người được thừa kế hợp danh chỉ được trở thành, thành viên hợp danh nếu có được ít nhất là 3/4 thành viên hợp danh trong công ty đồng ý.

Cơ cấu tổ chức

cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

  • Hội đồng thành viên của công ty sẽ là tất cả mọi thành viên cùng hợp lại, Hội đồng thành viên sẽ bầu 1 thành viên hợp danh để làm Chủ tịch hội đồng thành viên. Người này cũng sẽ đồng thời kiêm chức vụ Tổng giám đốc hoặc là Giám đốc công ty nếu mà trong điều lệ của công ty không có thêm những quy định khác.
  • Theo nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty hợp danh là do những thành viên cùng thỏa thuận và đưa ra quy định ở trong điều lệ của công ty. Nhưng phải đảm bảo rằng, những thành viên hợp danh sẽ có được quyền và nghĩa vụ ngang bằng với nhau trước mọi quyết định về các vấn đề quản lý của công ty.

Ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh

Thể loại công ty nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, đối với công ty hợp danh cũng vậy. Dưới đây là thông tin về công ty hợp danh, các bạn nên nắm được.

Ưu điểm

  • Loại hình của công ty hợp danh là công ty đối nhân, với loại công ty này thì có thể kết hợp vào uy tín cá nhân của nhiều người (những thành viên trong công ty) để có thể tạo dựng được hình ảnh công ty.
  • Vì công ty hợp danh có chế độ liên đới về trách nhiệm là vô hạn của những thành viên hợp danh, nên công ty này có thể tạo được sự tin cậy một cách dễ dàng với những đối tác kinh doanh.
  • Việc điều hành, quản lý công ty sẽ không quá phức tạp vì số lượng thành viên ít, họ đều là người có uy tín và tuyệt đối tin tưởng nhau.
  • Việc chịu đựng sự điều chỉnh từ pháp luật ít.

Nhược điểm

  • Mức độ rủi ro liên quan đến vốn của của các thành viên hợp danh trong quá trình hoạt động của công ty hợp danh rất cao, vì có sự liên đới trách nhiệm là vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
  • Không được thực hiện phát hành cổ phiếu, nếu muốn huy động vốn.
  • Hiện tại loại hình doanh nghiệp chưa có tính bổ biến, gây ra nhiều khó khăn cho các công ty trong việc phát triển – cạnh tranh.

Kết luận

Đó là toàn bộ thông tin về công ty hợp danh, các bạn nên hiểu và nắm được. Tuy chưa có tính phổ biến nên khả năng phát triển và cạnh tranh chưa cao, nhưng bù lại việc tạo dựng hình ảnh công tin từ danh nghĩa của một người lại khá tốt. Vì thế, nếu có ý định xây dựng công ty thì các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ, trước khi đưa ra quyết định nhé.

phapluatvn.vn